Sự thú vị trong ý nghĩa và cấu tạo chữ Hán

Trong hành trình khám phá văn hóa Đông Á, không thể phớt lờ qua vẻ đẹp và sự phong phú của chữ Hán. Với sự kết hợp giữa ý nghĩa sâu sắc và cấu tạo đặc biệt, chữ Hán không chỉ là một phương tiện giao tiếp mà còn là một nghệ thuật, một khía cạnh văn hóa đầy sức hút. Trong bài viết sau của LABCO, chúng ta sẽ khám phá sự thú vị về ý nghĩa và cấu tạo của chữ Hán, từng nét vẽ đằng sau mỗi ký tự, những câu chuyện và triết lý sâu xa mà chúng mang lại.

Du học Đài Loan cùng Trung tâm tư vấn du học LABCOSứ mệnh của LABCO không chỉ là nơi cung cấp giáo dục, chúng tôi kỳ vọng hỗ trợ sinh viên trong suốt mọi hành trình kết nối trải nghiệm, khai phá tiềm năng của bản thân và vững bước tỏa sáng. LABCO – chia sẻ kiến thức, vững bước tương lai

Chữ tượng hình

Sự thú vị trong ý nghĩa và cấu tạo chữ Hán
Sự thú vị trong ý nghĩa và cấu tạo chữ Hán

Chữ tượng hình là nguyên tắc tạo chữ Hán bằng cách vẽ lại những sự vật cụ thể có thể vẽ lại một cách đơn giản nhất.

Ví dụ: Chữ 山 (sơn) có nghĩa là núi, chữ cổ đại được vẽ như hai ngọn núi chồng lên nhau.

Chữ 木 (mộc) có nghĩa là cây, hai chữ mộc sẽ tạo thành chữ 林 (lâm) có nghĩa là rừng.

Chữ 休 có nghĩa là nghỉ ngơi, chữ này được ghép bởi chữ “人” có nghĩa là người và chữ “木” gốc cây, có nghĩa là khi người ta làm việc mệt nhọc thì ngồi nghỉ tại gốc cây.

Đoán nghĩa của chữ chúng ta còn dựa vào bộ thủ, khi biết bộ thủ chúng ta có thể đoán được phần nào nghĩa của từ. Những từ có bộ “水” thì thường liên quan đến nước, sông, hồ, bộ “心、忄” thường liên quan đến tình cảm, cảm xúc. Mỗi bộ thủ đều mang một ý nghĩa riêng, vì vậy chúng ta nên chú tâm học thuộc các bộ thủ để giúp ích cho việc học chữ Trung Quốc.

Trong chữ Hán có những chữ mô phỏng theo hình dáng của sự vật, là những hình vẽ, kiểu phác thảo những vật có thể thấy bằng mắt như: Mặt trăng, mặt trời, con ngựa. Tính chất tượng hình của chữ Trung Quốc nằm ở chữ độc thể, cũng là các bộ chữ, tạo trực quan sinh động cho người học.

Ví dụ: Chữ “月”( nguyệt) có nghĩa là mặt trăng, hình ảnh trăng khuyết, thường gặp hơn nhiều so với trăng tròn.

Chữ chỉ sự

Chữ chỉ sự là những chữ trừu tượng không thể vẽ được, người ta đã dùng ký hiệu để thể hiện, nguyên tắc dùng ký hiệu để thể hiện khái niệm trừu tượng để tạo chữ gọi là nguyên tắc chỉ sự.

Có thể bạn thích:  Thanh mẫu, phụ âm trong tiếng Trung

Ví dụ: Chữ “本” (bản) gốc, trên nền chữ “木” (mộc) thêm vào phía dưới một “一” nét ngang đánh dấu lấy phần bên dưới của cây, nhằm thể hiện ý nghĩa là gốc.

Chữ “上” (thượng) có nghĩa là trên, nét ngang cuối cùng biểu thị ý nghĩa là mặt bằng, nét sổ trên đánh dấu không gian trên mặt bằng, nét ngang bên phải đánh dấu phía trên mặt bằng, biểu thị ý nghĩa là bên trên.

Chữ “下” (hạ) với ý nghĩa ngược lại với chữ “上” thượng.

Chữ hội ý

Chữ hội ý là nguyên tắc dùng hai hay nhiều bộ thủ cùng thể hiện một ý nghĩa để tạo chữ mới.

Ví dụ: Chữ “安” (an) có nghĩa là bình yên, an toàn, chữ được tạo bởi hai bộ thủ, phần trên là bộ miên (mái nhà), phần dưới là chữ “女” nữ (con gái) cả hai bộ hội hợp lại có nghĩa là yên ổn.

Chữ “男” (nam) chỉ đàn ông ở trên là bộ ‘田’ Điền: ruộng, ở dưới là bộ ‘力’ Lực: sức mạnh. Cả hai bộ thể hiện ý nghĩa người đàn ông có sức khoẻ cáng đáng công việc cày ruộng gọi là nam giới.

Chữ 问 (vấn) có nghĩa là hỏi, gồm bộ 门 (môn) là cửa, 口(khẩu) là miệng, cùng thể hiện ý nghĩa ghé miệng vào cửa để hỏi.

Có chữ được tạo bởi các bộ thủ giống nhau như chữ “从” (tòng) gồm hai chữ “人” nhân thể hiện ý nghĩa người đi trước, người theo sau.

Chữ hình thanh

Sự thú vị trong ý nghĩa và cấu tạo chữ Hán
Sự thú vị trong ý nghĩa và cấu tạo chữ Hán

Chữ hình thanh là chữ tạo bởi hai bộ phận, một bộ phận biểu thị ý nghĩa, một bộ phận biểu thị âm thanh.

Ví dụ: Chữ 把 và 巴 chữ “把” một bên có bộ tài gẩy “扌” một bên là chữ “巴” bộ tài gẩy biểu thị động tác liên quan đến tay biểu thị ý nghĩa, “巴” biểu thị âm đọc.

Chữ 请 (thỉnh) mời gồm chữ 青 biểu âm đọc, còn 讠bộ ngôn là ngôn ngữ lời nói biểu nghĩa.

Chữ 情 (tình) là tình cảm, 青 (thanh) biểu âm, 忄(tâm) lòng là biểu nghĩa.

Chữ cấu tạo theo nguyên tắc hội ý và nguyên tắc hình thanh đều gồm hai bộ thủ trở lên, tuy nhiên điểm khác nhau giữa hai bộ này là, với chữ hội ý các bộ thủ đều tham gia biểu thị ý nghĩa, nghĩa của cả chữ là sự hội hợp của tất cả nghĩa thành phần của mỗi bộ thủ. Chữ hình thanh thì ngoài bộ phận biểu nghĩa ra còn có bộ phận biểu thị âm đọc. Bộ thủ biểu nghĩa đa số nằm ở bên trái của chữ.

Với cách học theo phân tích chữ như thế này, thì việc ghi nhớ chữ Hán trong tiếng Trung sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nâng cao chất lượng học tiếng Trung và tạo nên sự đa dạng trong các phương pháp học tập.

Có thể bạn thích:  Chinh phục kỹ năng đọc tiếng Trung: Đọc hiểu mọi văn bản dễ dàng

Biên tập viên

Lê Quỳnh Anh
Lê Quỳnh Anh
There is a crack in everything that is how the light gets in.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *