Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ “Bách niên giai lão”

Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ "Bách niên giai lão"

Trong các buổi tiệc cưới, thường nghe thấy những vị khách mời chúc mừng cô dâu và chú rể bằng những lời như “Trăm năm hạnh phúc”, “Đầu bạc răng long”, và “Bách niên giai lão”. Vậy câu thành ngữ “Bách niên giai lão” mang ý nghĩa gì mà thường được dùng để chúc các cặp đôi đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu về điều này trong bài viết dưới đây cùng với LABCO.

Thành ngữ là những cụm từ cố định, thường mang tính biểu cảm và thể hiện một ý tưởng, một quan niệm, hoặc một kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều thế hệ. Chúng thường xuất hiện trong giao tiếp để tăng tính biểu đạt, gợi hình, hoặc gợi cảm cho câu nói.

“Bách niên giai lão” là gì?

Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ "Bách niên giai lão"
Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ “Bách niên giai lão”

‘Bách niên giai lão’ là một câu thành ngữ phổ biến trong văn hóa Việt Nam, thường được sử dụng để chúc mừng vợ chồng mới cưới. Theo Hán Việt Từ điển của Đào Duy Anh, ‘Bách niên giai lão’ được giải nghĩa là lời chúc vợ chồng mới cưới sống lâu hòa hợp đến trăm tuổi.

Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê cũng định nghĩa câu thành ngữ này là cùng sống với nhau đến trăm tuổi, đến lúc già (thường dùng làm lời chúc vợ chồng mới cưới).

Ví dụ:

Chúc cô dâu chú rể bách niên giai lão.

Chúc tân lang và tân nương bách niên giai lão.

‘Bách niên giai lão’ (百年皆老 /Bǎinián xiélǎo/) là một câu thành ngữ Hán – Việt. Trong đó:

Bách /百/: số trăm (mười lần mười)

Niên /年/: năm

Giai /皆/: cùng nhau

Lão /老/: già

Trong văn hóa Việt Nam, người xưa quan niệm một trăm năm để chỉ toàn bộ thời gian mà một người sống trên cõi đời này. Thực tế, không mấy ai sống được đến trăm tuổi. Trăm năm không phải là con số cụ thể mà biểu trưng cho một đời người, cho tuổi thọ của một người với ngụ ý là rất nhiều năm.

Như vậy, theo nghĩa đen, câu thành ngữ trên được hiểu là cùng nhau già đi đến một trăm tuổi. Từ đó, ta có thể hiểu nét nghĩa bóng của câu thành ngữ này là chúc phúc, mong muốn đôi vợ chồng có được cuộc hôn nhân hạnh phúc viên mãn đến cuối đời.

Nguồn gốc câu thành ngữ

Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ “Bách niên giai lão”

Theo nhiều nguồn tư liệu, câu thành ngữ này bắt nguồn từ vở hí khúc Tây Sương Kí Chư cung điệu /西厢记诸宫调/ của Đổng Giải Nguyên đời nhà Kim. Tác phẩm này đã lấy cảm hứng từ Oanh Oanh Truyện của Nguyên Chấn, là câu chuyện kể về mối tình của chính tác giả khi còn trẻ.

Nguyên Chấn và một khuê nữ tên Oanh Oanh gặp nhau ở chùa Phổ Cứu và nảy sinh tình yêu. Tuy nhiên, dưới chế độ phong kiến thời bấy giờ, với gánh nặng công danh, Nguyên Chấn phải rời xa người yêu. Cuộc tình của họ kết thúc trong bi thuơng và là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học độc đáo về sau. Tây Sương Kí Chư cung điệu chính là một trong số đó.

Có thể bạn thích:  Tiếng Trung giản thể và phồn thể là gì?

Trong tác phẩm Kích cổ 4 (Đánh trống 4), thiên Bội phong của sách này có câu:

“Tử sinh khiết thoát

Dữ tử thành thuyết

Chấp tử chi thủ

Dữ tử giai lão

Dịch nghĩa:

‘Chết sống hay xa cách

Đã cùng nàng thành lời thề ước

Ta nắm tay nàng

(Hẹn ước) sẽ sống chung với nhau đến tuổi già.’

Về thành ngữ “bách niên giai lão”, Từ điển Hán Việt trích dẫn một câu trích từ hồi thứ 21 sách Nho lâm ngoại sử:

“Chỉ nguyện nhĩ môn phu thê bách niên giai lão, đa tử đa tôn” (Tạm dịch: Chỉ mong tình nghĩa chồng vợ bách niên giai lão, đông con nhiều cháu).

Như vậy, câu thành ngữ này có nguồn gốc từ Trung Hoa từ rất lâu đời. Không rõ điển tích chính xác của câu thành ngữ này từ đâu, nhưng ý nghĩa được sử dụng từ trước đến nay vẫn nguyên vẹn. Đây vẫn là lời chúc phúc đầy tốt đẹp mà mọi người gửi đến các cặp uyên ương trong ngày tân hôn của họ.

Ngày tân hôn là ngày mà hai người mới kết hôn bắt đầu cuộc hành trình chung sống của họ. Đây là một trong những ngày quan trọng và đặc biệt trong cuộc đời mỗi cặp đôi, thường được tổ chức với nhiều sự kiện và lễ nghi trang trọng để kỷ niệm kết hôn và bắt đầu cuộc sống mới của họ. Ngày tân hôn thường được lựa chọn cẩn thận và chuẩn bị kỹ lưỡng để tạo ra những kỷ niệm đẹp và ý nghĩa cho cặp đôi, và là dịp để họ chia sẻ niềm vui và hạnh phúc với gia đình, bạn bè và người thân yêu.

“Bách niên giai lão” được dùng khi nào?

Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ "Bách niên giai lão"
Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ “Bách niên giai lão”

Câu thành ngữ này vốn mang tính văn chương nhiều hơn tính khẩu ngữ. Chúng cũng được sử dụng trong những dịp trang trọng như chúc phúc hoặc dùng trong văn học.

Trong văn học: Trong tác phẩm Cung oán ngâm khúc, Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều cũng mượn ý thành ngữ trên để nói về tình nghĩa vợ chồng bền chặt, dài lâu:

“Chữ đồng lấy đấy làm ghi,

Mượn điều thất tịch mà thề bách niên giai lão

Trong tiểu thuyết Vỡ bờ của nhà văn Nguyễn Đình Thi cũng có đoạn: ‘Bữa cơm vậy mà ai cũng vui, ai cũng chúc cô dâu chú rể bách niên giai lão.’

Trong văn học dân gian, người xưa có đoạn hát ví như sau:

‘Hồi nào bạn bảo ta gần,

Cho nên chữ bách niên giai lão, chữ ái ân đừng lìa.

Bây giờ bạn lại phân chia,

Làm cho canh sớm, buồng khuya một mình.’

Trong truyện Phạm Tải – Ngọc Hoa (một truyện thơ Nôm khuyết danh, xuất hiện trong khoảng thế kỷ XVIII), có lời Phạm Tải nói với Ngọc Hoa:

“Tưởng là vẹn đạo xướng tùy

Cho nên vàng đá trót thề bách niên giai lão”.

Có thể bạn thích:  Người đi làm bận rộn vẫn có thể học tốt tiếng Trung

Trong lễ cưới: Trong các lễ cưới, các MC thường đọc những lời chúc vợ chồng được hạnh phúc lâu bền, chung sống cùng nhau đến trọn đời. Khi đó, chúng ta sẽ thường được nghe những câu chúc quen thuộc như ‘Chúc cô dâu chú rể đầu bạc răng long, bách niên giai lão.’

Bạn có thể chúc cô dâu chú rể những câu chúc tương tự như:

Chúc hai bạn trăm năm hạnh phúc, bách niên giai lão nhé!

Chúc hai bạn một đời một kiếp, bách niên giai lão.

Chúc cho đôi trẻ có cuộc sống hôn nhân viên mãn, bách niên giai lão.

Một số câu ca dao, thành ngữ tục ngữ về vợ chồng

Những câu ca dao, tục ngữ – thành ngữ về tình nghĩa vợ chồng từ bao đời qua vẫn là sự đúc kết nhiều giá trị sâu sắc và tốt đẹp mà cha ông gửi gắm đến con cháu. Cùng LABCO chiêm nghiệm thêm về tình nghĩa vợ chồng qua những câu ca dao, tục ngữ – thành ngữ dưới đây.

Du học Đài Loan cùng Trung tâm tư vấn du học LABCO. Sứ mệnh của LABCO không chỉ là nơi cung cấp giáo dục, chúng tôi kỳ vọng hỗ trợ sinh viên trong suốt mọi hành trình kết nối trải nghiệm, khai phá tiềm năng của bản thân và vững bước tỏa sáng. LABCO – chia sẻ kiến thức, vững bước tương lai

Của chồng, công vợ.

Chồng như đó, vợ như hom.

Chiều người lấy việc, chiều chồng lấy con.

Chồng đã giận, vợ bớt lời.

Chồng già vợ trẻ là tiên, vợ già chồng trẻ là duyên nợ nần.

Đạo vợ, nghĩa chồng.

Trong ấm, ngoài êm.

Trai anh hùng, gái thuyền quyên.

Thuyền về lái, gái theo chồng.

Anh đi em ở lại nhà,
Hai vai gánh vác mẹ già con thơ,
Lầm than bao quản nắng mưa,
Anh đi anh liệu tranh đua với đời!

Bạn nghèo thuở trước chớ quên
Vợ cùng kham khổ, chẳng nên phụ tình.

Củi than nhem nhuốc với tình
Ghi lời vàng đá xin mình chớ quên.

Không chồng đi dọc đi ngang
Có chồng thì cứ một đàng mà đi.

Không thiêng cũng thể bụt nhà
Dầu khôn dầu dại cũng là chồng em.

Người ta thích lấy nhiều chồng
Tôi đây chỉ thích một ông thật bền
Thật bền như tượng đồng đen
Trăm năm quyết với cùng em một lòng.

Lên non thiếp cũng lên theo
Tay vịn, chân trèo, hái trái nuôi nhau.

Mặc ai một dạ hai lòng
Em đây thủ tiết loan phòng chờ anh.

Mình về tôi cũng về theo
Sum vầy phu phụ, giàu nghèo có nhau.

Rủ nhau lên núi đốt than
Chồng mang đòn gánh vợ mang quang giành

Biên tập viên

Lê Quỳnh Anh
Lê Quỳnh Anh
There is a crack in everything that is how the light gets in.
Bài mới
Có thể bạn thích:  Top địa điểm chụp ảnh check-in khi du lịch Trung Quốc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *