Sự khác nhau giữa 12 con giáp Việt Nam và Trung Quốc

Sự khác nhau giữa 12 con giáp Việt Nam và Trung Quốc

Trong văn hóa Á Đông, 12 con giáp không chỉ là một phần của truyền thống tâm linh mà còn là biểu tượng đặc trưng cho sự đa dạng và sâu sắc của các nền văn hóa. Mặc dù cùng một bản sắc chung, các hệ thống 12 con giáp của Việt Nam và Trung Quốc lại có sự khác biệt đáng chú ý, phản ánh sự đa dạng và độc đáo của từng quốc gia.Hãy cùng du học Đài Loan LABCO khám phá  về sự khác nhau giữa 12 con giáp Việt Nam và Trung Quốc.

Du học Đài Loan cùng Trung tâm tư vấn du học LABCOSứ mệnh của LABCO không chỉ là nơi cung cấp giáo dục, chúng tôi kỳ vọng hỗ trợ sinh viên trong suốt mọi hành trình kết nối trải nghiệm, khai phá tiềm năng của bản thân và vững bước tỏa sáng. LABCO – chia sẻ kiến thức, vững bước tương lai

Ý nghĩa của 12 con giáp Trung Quốc

12 con giáp Trung Quốc (十二生肖) là một chuỗi 12 con vật được sắp xếp theo thứ tự nhất định để biểu thị chu kỳ thời gian và cách gọi tên trong Âm lịch.

Trong lịch Âm, mỗi đơn vị thời gian được xác định bằng Thập Nhị Chi hoặc Thiên Can Địa Chi, và tương ứng với một trong 12 con giáp: Chuột, Trâu, Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, , Khỉ, , Chó, Lợn.

Người châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,… thường áp dụng hình ảnh của các loài động vật để phản ánh tính cách và số mệnh của bản thân. Việc này giúp họ định vị bản thân trong văn hóa và truyền thống dân tộc.

Tại sao lại nơi Mèo nơi Thỏ?

Sự khác nhau giữa 12 con giáp Việt Nam và Trung Quốc

Nguồn gốc của 12 con giáp hay còn được biết đến là sinh tiếu (生肖), là một hệ thống phân loại dựa trên lịch âm, gán cho mỗi năm trong chu kỳ 12 năm một con vật và các đặc tính đã biết về nó. Chu kỳ này, lặp lại sau mỗi 12 năm, xấp xỉ với chu kỳ quỹ đạo Sao Mộc là khoảng 11,85 năm.

Trên thực tế, 12 con giáp Việt Nam vốn được học hỏi, tiếp thu từ Trung Quốc nhưng do yếu tố môi trường tự nhiên không phù hợp nên người Việt đã cải biên chứ không tiếp thu y nguyên mô hình 12 con giáp Trung Quốc, cụ thể là thay con giáp Thỏ bằng con giáp Mèo.

Con thỏ trong chữ Hán hiện đại là “” (đọc là “” theo hệ thống Pinyin, âm Hán Việt là “thỏ”). Còn con mèo viết là “”, âm pinyin là “māo” và âm Hán Việt là “miêu”.

Có thể bạn thích:  TOCFL: Yêu cầu đầu vào của các trường đại học tại Đài Loan

Tuy nhiên, chữ tượng hình của can chi thứ 4 (con thỏ) là “”, và cách đọc pinyin của chữ này là “mǎo”, tương đồng với “māo” trong cách đọc của con mèo (miêu).

Đây là điểm được giới học giả cho rằng, trong quá trình giao thoa văn hóa suốt dòng thời gian, người Việt đã nhầm lẫn trong âm đọc gốc của “thỏ” và “mèo”, dẫn đến nhầm lẫn giữa “” (thỏ) và “” (mèo), hai chữ tượng hình có cách đọc tương đồng.

Đã có rất nhiều tranh luận giữa các nhà văn hoá về việc này nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho việc tại sao nơi lại là Thỏ nơi lại là Mèo.

Dù có tên gọi khác nhau trong tiếng Việt và tiếng Trung Quốc nhưng những con giáp ở cả 2 nền văn hoá của 2 nước đều có các tính chất, ý nghĩa và truyền thống tương tự. Mỗi con giáp đều đại diện cho một năm trong chu kỳ 12 năm và được coi là có ảnh hưởng đến tính cách, may mắn và số phận của con người.

Thứ tự của 12 con giáp trong truyền thống Trung Quốc

Con Chuột (Tý) được coi là đứng đầu trong 12 con giáp. Tiếp theo là con Trâu (Sửu), Hổ (Dần), Thỏ (Mão), Rồng (Thìn), Rắn (Tỵ), Ngựa (Ngọ), Dê (Mùi), Khỉ (Thân), Gà (Dậu), Chó (Tuất), Lợn (Hợi).

Cụ thể, từng con vật và đặc điểm của chúng được sắp xếp theo thứ tự thời gian như sau:

  • Chuột – Tý Trong tiếng Trung: Tý – 子 (zǐ) = Chuột – lǎoshǔ (老 鼠)
    • Lưu ý: Từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng, chuột là loài vật hoạt động mạnh nhất.
  • Trâu – Sửu Trong tiếng Trung: Sửu 丑 (chǒu) = Trâu (ngưu) – níu (牛)
    • Lưu ý: Từ 1 đến 3 giờ sáng, trâu thường đi ăn cỏ. Người nông dân thường dậy sớm để cho trâu ăn và chuẩn bị cho việc cày ruộng.
  • Hổ – Dần Trong tiếng Trung: Dần – 寅 (yín) = Hổ (cọp – lão hổ) – láohǔ (老 虎)
    • Lưu ý: Khoảng từ 3 đến 5 giờ sáng, khi trời sáng dần, hổ bắt đầu đi săn mồi một cách hung dữ nhất.
  • Thỏ – Mão Trong tiếng Trung: Mão – 卯 (mǎo) = Thỏ (thố tử) – tùzi (兔子)
    • Lưu ý: Từ 5 đến 7 giờ sáng, khi mặt trời mới mọc, thỏ bắt đầu ra khỏi hang để ăn cỏ phủ đầy sương.
  • Rồng – Thìn Trong tiếng Trung: Thìn – 辰 (chén) = Rồng (Long) – lóng (phồn thể: 龍; giản thể: 龙)
    • Lưu ý: Từ 7 đến 9 giờ sáng được gọi là thời điểm ăn điểm tâm. Trong lúc này, thường xuất hiện sương mù, mặt trời mọc dần và ngày càng lên cao, theo truyền thuyết, đó chính là thời gian rồng cưỡi mây đạp gió.
  • Rắn – Tỵ Trong tiếng Trung: Tỵ – 巳 (sì) = Rắn () – shé (蛇)
    • Lưu ý: Buổi sáng từ 9 đến 11 giờ, sương mù tan biến, mặt trời chiếu sáng rực rỡ. Đây là thời điểm rắn không gây nguy hiểm cho con người.
  • Ngựa – Ngọ Trong tiếng Trung: Ngọ – 午 (wǔ) = Ngựa () – mǎ (馬)
    • Lưu ý: Trong khoảng thời gian từ 11 giờ đến 13 giờ trưa, khi mặt trời chói chang, ngựa hoang không bị thuần hóa, chúng phiêu lưu khắp nơi. Cảnh bờm ngựa tung bay tựa như mặt trời vào buổi trưa.
  • Dê – Mùi Trong tiếng Trung: Mùi – 未 (wèi) = Dê (dương) – yáng (羊)
    • Lưu ý: Từ 13 giờ đến 15 giờ chiều là thời gian lý tưởng để đi chăn dê. Có nơi còn được gọi là “Dê ra sườn núi”.
  • Khỉ – Thân Trong tiếng Trung: Thân – 申 (shēn) = Khỉ (hầu tử) – hóuzi (猴子)
    • Lưu ý: Từ 15 đến 17 giờ chiều, khi mặt trời rơi vào phía Tây, khỉ vui mừng kêu hò, hú theo bầy đàn.
  • Gà – Dậu Trong tiếng Trung: Dậu – 酉 (yǒu) = Gà () – jī (phồn thể: 雞 – giản thể 鸡)
    • Lưu ý: Từ 17 đến 19 giờ, khi mặt trời dần lặn xuống núi, gà trên chuồng chuẩn bị đi ngủ.
  • Chó – Tuất Trong tiếng Trung: Tuất – 戌 (xū) = Chó (cẩu) – gǒu (狗)
    • Lưu ý: Từ 19 đến 21 giờ tối, sau một ngày làm việc vất vả, mọi người chuẩn bị nghỉ ngơi. Chó ngồi trước cửa nhà canh giữ, cùng với người tuần tra trước khi đi ngủ.
  • Lợn – Hợi Trong tiếng Trung: Hợi – 亥 (hài) = Lợn (heo) – zhū (猪)
    • Lưu ý: Từ 21 đến 23 giờ vào buổi tối, mọi người dừng lại và chuẩn bị đi ngủ. Lúc này, đêm khuya yên tĩnh, có thể nghe tiếng lợn ủn máng. (Cũng có nơi giải thích đây là thời điểm lợn ngủ say nhất).
Có thể bạn thích:  Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ "Bách niên giai lão"

Truyền thuyết về nguồn gốc của 12 con giáp Trung Quốc

Sự khác nhau giữa 12 con giáp Việt Nam và Trung Quốc
Sự khác nhau giữa 12 con giáp Việt Nam và Trung Quốc

Về nguồn gốc của 12 con giáp, trong truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc có nhiều phiên bản khác nhau.

Thuở xưa xưa, loài người chưa biết cách tính toán và phân biệt thời gian của ngày tháng năm. Ngọc Hoàng đã nảy ra một ý tưởng: chọn 12 con vật để đặt tên cho từng năm. Tuy nhiên, trước sự mong đợi của hàng trăm loài vật, con vật nào cũng muốn được chọn, được xếp đầu trong 12 con giáp.

Ngọc Hoàng đã quyết định tổ chức một cuộc thi để tất cả các loài vật có cơ hội thể hiện bản lĩnh. Cuộc thi yêu cầu các con vật phải vượt qua nhiều thách thức khó khăn như chướng ngại vật, núi cao, rừng sâu và sông lớn để xem ai đến đích trước.

Chuộtmèo đã cùng nhau hợp tác để lừa trâu. Họ xin trâu cho đi nhờ và hứa sẽ để trâu về đích trước. Nhưng khi gần đến đích, chuột đẩy mèo xuống nước và nhảy về phía trước, khiến trâu chỉ về thứ 2 trong 12 con giáp, và chuột giành vị trí đầu tiên.

Mặc dù hổ mạnh mẽ và là vị vua của rừng, nhưng chỉ về đích thứ 3. Thỏ nhờ sự giúp đỡ của bạn bè và nhanh chóng giành được vị trí thứ 4.

Rồng có thể bay nhưng do phải hoàn thành nhiệm vụ nên chỉ đạt được vị trí thứ 5. Tiếp theo là rắn, ngựa, , khỉ, , và chó. Lợn, vì sự tham ăn và ham ngủ, chỉ có thể đứng cuối cùng trong 12 con giáp.

Vì cái gì mèo không xuất hiện trong danh sách? Đơn giản vì chúng là loài sợ nước, mỗi khi gần nước là chúng trở nên bối rối. Một khi chúng may mắn thoát khỏi nguy hiểm, mọi người lại háo hức chào đón chúng trở về. Đây cũng chính là lý do tại sao chuột trở thành kẻ thù không đội trời chung của mèo. Và từ đó, mọi khi chuột gặp mèo, chúng luôn phải đối mặt với cái chết sắp tới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *